• Ý Tưởng Cưới
  • Review – Toplist
  • Kiến Thức Cưới Hỏi
  • Kinh Nghiệm Tổ Chức Cưới
  • Tổng Hợp

Kênh Cưới

Kênh thông tin dịch vụ cưới

Các bước nghi thức lễ Gia tiên ở họ nhà trai

Tháng Mười 19, 2022 by Kênh Cưới

Kênh Cưới chia sẻ cách thức thực hiện nghi lễ gia tiên ở họ nhà trai, các bạn cùng tham khảo để có thể hiểu đầy đủ và làm đúng cách, phù hợp với nét truyền thống của ông bà ta ngày trước.

Mục Lục Bài Viết

  • 1/ Nghi thức Lễ rước dâu
  • 2/ Nghi thức Lễ gia tiên

1/ Nghi thức Lễ rước dâu

Sau khi thực hiện các nghi thức cưới ở họ nhà gái, họ nhà trai tiến hành làm lễ rước dâu để ra mắt nàng dâu mới với ông bà tổ tiên và thông báo với họ hàng, xóm giềng rằng con trai họ đã cưới vợ, đồng thời ra mắt thành viên mới trong gia đình họ.

Người chủ hôn thường được chọn là người nam, lớn tuổi dẫn đầu đoàn người trong lễ rước dâu từ họ nhà gái. Trước khi đi, vị chủ hôn thắp hương (nhang), một mặt theo ý nghĩa tâm linh là để vị thần hôn lễ về chứng, một mặt theo phong tục là để đốt vía những kẻ xấu mồm khi đám cưới đi qua. Đi theo sau vị chủ hôn là hai đoàn người đại diện hai họ.

Tùy theo tục lệ ở từng vùng, từng địa phương, mà đoàn người làm lể rước dâu có cha mẹ chú rể đi theo hay không, hay chỉ có vị chủ hôn và chú rể đại diện họ nhà trai, cùng họ hàng thân thuộc. Đặc biệt, có một sự khác biệt ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, cha mẹ của cô dâu ở miền Bắc và Trung thường sẽ không tham gia vào lễ rước dâu, vì họ ngại cảnh chia ly khi tiễn con gái về nhà chồng, nên nhờ người trong thân tộc đi thay, ở miền Nam thì phóng khoáng hơn, cha mẹ cô dâu sẽ tham gia vào lễ rước, họ xem đó là niềm tự hào, hãnh diện của đủ đôi cha mẹ trong lễ cưới của con.

2/ Nghi thức Lễ gia tiên

Sau khi rước dâu từ họ nhà gái về họ nhà trai. Cô dâu chú rể phải thực hiện nghi thức tiếp theo rất quan trọng, được xem là một thủ tục ra mắt của cô dâu với ông bà, tổ tiên, cha mẹ chồng, và thông báo cho họ hàng, xóm giềng của họ nhà trai mình là thành viên mới, có trách nhiệm và bổn phận với gia đình chồng. Đó là lễ gia tiên.

Nếu gia đình họ nhà trai, bậc trưởng bối lớn nhất là ông bà của chú rể, còn sống, thì cô dâu phải thực hiện lễ mừng với ông bà trước, sau đó mới đến cha mẹ chồng. Theo thông tục của lễ gia tiên, khi cháu dâu, con dâu làm lễ mừng thì các bậc trưởng bối phải tặng quà bằng tiền hay trang sức.

Nguyên Phương

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Điểm Danh 6 Địa Điểm Chụp Ảnh Cưới Đẹp & Miễn Phí Tại TPHCM
Vest cưới chú rể – nên may hay thuê? Giải đáp chi tiết
Nên gửi thiệp cưới bao nhiêu ngày trước khi cưới?

Danh Mục: Kinh Nghiệm Tổ Chức Cưới

Previous Post: « Callary – Một trong những Trung tâm hội nghị tiệc cưới nổi bật nhất ở quận 3
Next Post: Chi phí đám cưới bao nhiêu? Cách lên ngân sách cho đám cưới »

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thuận Chân Trái Đá Cánh Nào? ⚡️ Vị Trí Nào Hợp Chân Sút Trái?
  • Top 10+ Quán Cafe Xem Bóng Đá Đêm Tại Hà Nội Tốt Nhất
  • 10 Thứ nhất định phải mang theo cho tuần trăng mật
  • 8 Điều Kiêng Kỵ Cô Dâu Chú Rể Nhất Định Phải Tránh
  • 100+ Cách Tạo Dáng Chụp Ảnh Cưới Đẹp Độc Đáo & Lãng Mạn Nhất

Chuyên mục

  • Kiến Thức Cưới Hỏi
  • Kinh Nghiệm Tổ Chức Cưới
  • Review – Toplist
  • Tổng Hợp
  • Ý Tưởng Cưới

Theo Dõi MXH

  • Email
  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Twitter
  • YouTube

Quảng Cáo

Footer

Bài viết mới

  • Thuận Chân Trái Đá Cánh Nào? ⚡️ Vị Trí Nào Hợp Chân Sút Trái?
  • Top 10+ Quán Cafe Xem Bóng Đá Đêm Tại Hà Nội Tốt Nhất
  • 10 Thứ nhất định phải mang theo cho tuần trăng mật
  • 8 Điều Kiêng Kỵ Cô Dâu Chú Rể Nhất Định Phải Tránh
  • 100+ Cách Tạo Dáng Chụp Ảnh Cưới Đẹp Độc Đáo & Lãng Mạn Nhất

Chuyên mục

  • Kiến Thức Cưới Hỏi
  • Kinh Nghiệm Tổ Chức Cưới
  • Review – Toplist
  • Tổng Hợp
  • Ý Tưởng Cưới

Chuyên mục

  • Kiến Thức Cưới Hỏi
  • Kinh Nghiệm Tổ Chức Cưới
  • Review – Toplist
  • Tổng Hợp
  • Ý Tưởng Cưới

Copyright © 2023 · Kênh Cưới